Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  18/10/2021 15:56        

Văn hoá thưởng thức: Văn chương thời Covy

Người ta hay nói rằng : “Văn chương mang trong mình sứ mệnh nâng giấc, đưa nôi cho con người”. Vậy trong đại dịch, văn chương có còn làm tròn được sứ mệnh đó của mình nữa hay không, hay sẽ trở nên bất lực?

Dịch COVID-19 đến một cách bất ngờ và lây lan một cách nhanh chóng làm con người không trở tay kịp. Mỗi ngày, hàng ngàn người nhiễm bệnh, hàng trăm người mất đi, đói nghèo, thất nghiệp bủa vây lấy ta. Trong tình cảnh như thế, mọi thứ từ vật chất đến tinh thần, con người đều dồn để lo cho mạng sống của chính mình và người thân. Vậy có chăng văn học đã không còn thiết yếu với con người nữa?

Nhà văn Diêm Liên Khoa cũng nói rằng: “Ở điểm xung động giữa sự xa mờ của văn học với sự bức thiết cận kề của nạn dịch, chúng ta lại một lần nữa nhận ra sự yếu đuối và cô độc của văn học. Nó chẳng những không thể biến thành khẩu trang để đưa đến vùng dịch, mà cũng không thể trở thành một bộ quần áo bảo hộ y tế. Lúc cần ăn uống, nó không phải là sữa và bánh mì; khi cần rau cỏ, nó không phải là củ cải và cần tây. Thậm chí, khi mọi người sợ hãi, lo lắng bất an, nó cũng không thể trở thành một viên giả dược”.

Ở thời điểm hiện tại, con người không cầm bút mà là cầm ống thở. Con người không đi tìm con chữ mà đi tìm oxy. Lúc này văn chương nghệ thuật có thể bất lực ở một số vấn đề như của cải, tiền tài nhưng đi kèm đó văn chương luôn giữ vững giá trị là hướng con người đến những điều tốt đẹp.

Các bạn đã bao giờ nghe bài thơ của Raxun Gamzatop:

“Khi tôi còn nhỏ, thơ giống như bà mẹ

Khi lớn lên, thơ lại giống người yêu

Chăm sóc tuổi già thơ sẽ làm con gái

Lúc từ giã cõi đời kỷ niệm hóa thơ lưu”.

Nghệ thuật bước vào đời sống và tưới mát cho tâm hồn con người. Văn chương nghệ thuật chính là tri kỉ của con người và con người cũng là tri kỉ của văn chương. Văn nhân biến những con chữ thành “Vũ khí thanh cao và đắc lực” để xóa nhòa đi những nỗi đau từ sâu bên trong con người. Tại sao lại là con chữ ư? Bởi lẽ nhà văn không phải thần Mnemosyne, họ không giữ kí ức của con người nên không phải muốn xóa là xóa, muốn biến nó thành tươi đẹp sẽ thành tươi đẹp. Nhà văn dùng những cái gì gần gũi nhất với chúng ta để độc giả được chữa lành vết thương cũng như là họ chữa lành cho chính mình.

❤❤❤❤❤❤

Nguồn: fanpage Khoa KHXH&NV

 

 
Khoa Khoa học XH&NV